10 điểm thí sinh cần phải biết về ki thi thpt quốc gia 2018

PGS.TS Trần Văn Nghĩa – phó cục trưởng Cục Đảm bảo chất lượng, Bộ GD-ĐT – cho rằng 10 điểm sau thí sinh bắt buộc phải biết khi tham gia kì thi THPT Quốc gia 2018

Kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2018 cơ bản giữ ổn định như năm 2017 nhưng có một số điều chỉnh thí sinh cần phải ghi nhớ.

Chiều 1-4, trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Trần Văn Nghĩa – phó cục trưởng Cục Đảm bảo chất lượng, Bộ GD-ĐT – cho rằng kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2018 cơ bản giữ ổn định như năm 2017 nhưng có một số điều chỉnh thí sinh cần phải ghi nhớ.

Cụ thể như sau:

1. Phạm vi ra đề thi năm nay ngoài chương trình lớp 12 còn có các câu hỏi nằm trong chương trình lớp 11.

2. Điểm các bài thi, môn thi được làm tròn đến hai chữ số thập phân: năm 2017, chỉ quy định điểm các môn thi, bài thi trắc nghiệm được làm tròn đến hai chữ số thập phân, còn năm 2018 quy định này áp dụng cho tất cả các môn thi, bài thi.

4. Thí sinh tốt nghiệp trung cấp dự thi để xét công nhận tốt nghiệp phải có học bạ trung học phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên hệ trung học phổ thông.

5. Thời gian giữa hai môn thành phần của bài thi tổ hợp được rút ngắn: năm 2017 thời gian phát đề là 10 phút, thời gian thu lại đề là 10 phút; năm 2018 thời gian phát đề và thu đề đều là 5 phút.

6. Bổ sung điều kiện bảo lưu đối với bài thi tổ hợp và các môn thành phần của bài thi tổ hợp.

7. Bổ sung đối tượng tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển là: a) Thí sinh đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về mỹ thuật được tuyển thẳng vào các ngành theo quy định của từng trường; b) Thí sinh đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp chính thức toàn quốc về mỹ thuật được ưu tiên xét tuyển theo quy định của từng trường; c) Người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế, nếu có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của pháp luật thì được tuyển thẳng vào trường để học ngành, nghề phù hợp với nghề đã đạt giải.

8. Điều chỉnh mức điểm ưu tiên khu vực trong tuyển sinh: từ năm 2017 về trước chênh lệch điểm ưu tiên giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 điểm, năm 2018 là 0,25 điểm.

9. Thay đổi cách tính điểm xét tuyển: năm 2017 điểm xét tuyển là tổng điểm của ba môn thi (bài thi) của tổ hợp xét tuyển làm tròn đến 0,25 cộng với điểm ưu tiên. Năm 2018 điểm xét tuyển là tổng điểm của ba môn thi (bài thi) của tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên và làm tròn đến hai chữ số thập phân.

>>>ĐĂNG KÍ XÉT TUYỂN HỌC BẠ CAO ĐẲNG Y DƯỢC:

10. Bộ không quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với phần lớn các ngành, trừ ngành sư phạm. Tuy nhiên các trường phải công khai ngưỡng chất lượng đầu vào trước khi thí sinh điều chỉnh đăng ký xét tuyển.

4 lưu ý để hạn chế sai sót

Thứ nhất là việc sử dụng giấy chứng minh nhân dân. Theo quy định, giấy chứng minh nhân dân được dùng khi đăng ký dự thi, đăng ký sơ tuyển và đăng ký thi môn năng khiếu. Thí sinh lưu ý phải dùng thống nhất một giấy chứng minh nhân dân để sau này có thể nối kết được dữ liệu kết quả thi, kết quả sơ tuyển và kết quả thi môn năng khiếu (nếu có).

Thứ hai là việc sử dụng tài khoản và mật khẩu truy cập hệ thống. Với việc cung cấp tài khoản và mật khẩu, thí sinh sẽ thuận tiện khi thường xuyên truy cập hệ thống để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển của mình để đảm bảo không có sai sót. Nhưng có nhiều thí sinh không biết, không chú ý đến việc này. Nếu chưa nhận được tài khoản và mật khẩu sau khi đăng ký dự thi, thí sinh phải liên hệ với điểm tiếp nhận đăng ký để được cấp.

Thứ ba là việc kê khai chế độ ưu tiên, đặc biệt là ưu tiên xét tuyển, thí sinh phải hết sức lưu ý để khai chính xác, nếu chưa chắc chắn phải hỏi trường, hỏi sở để được giải đáp thấu đáo. Năm 2017 đã có nhiều trường hợp khai không chính xác và khi nhập học, trường đại học phát hiện việc khai không đúng dẫn đến mất cơ hội học tập.

Cuối cùng là lưu ý về lựa chọn các trường, ngành cũng như sắp xếp trật tự các nguyện vọng hợp lý. Thí sinh cần nắm vững các quy định trong tuyển sinh như: không hạn chế số nguyện vọng; các nguyện vọng được xếp thứ tự ưu tiên; khi đã trúng tuyển một nguyện vọng thì các nguyện vọng tiếp theo đều không được xét và các nguyện vọng đều được xét bình đẳng.

(Theo báo Tuổi Trẻ)