Với kinh nghiệm nhiều năm đi tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh, mình thấy rất nhiều em mắc sai lầm trong việc chọn ngành và chọn trường phù hợp. Nhiều em sau khi học đại học một thời gian mới phát hiện ra mình đã chọn sai ngành, chọ sai trường. Trong bài viết hôm qua, mình đã giới thiệu về việc xác định ngành học theo nguyên tắc con nhím. Hôm nay, mình xin bổ sung thêm 5 lưu ý quan trong sau đây:
‼ Lưu ý 1: CHỌN NGÀNH RỒI MỚI CHỌN TRƯỜNG
Cái này thì các em dựa theo nguyên tắc con nhím để xác định ngành học phù hợp nhé. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện chúng ta có các khối ngành sau đây:
- Khối ngành Y Dược: Dược, Điều dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật y học, Nhi khoa, Răng hàm mặt, Vật lý trị liệu, Xét nghiệm y học dự phòng, Y đa khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Y tế công cộng.
- Khối ngành Khoa học tự nhiên: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Địa chất, Khí tượng học, Khoa học môi trường,…
- Khối ngành Kỹ thuật: Cơ học kỹ thuật, Kỹ thuật Cầu đường, Kỹ thuật Cấp thoát nước, Kỹ thuật Ceramic, Kỹ thuật chế tạo, Kỹ thuật Cơ điện tử, Kỹ thuật Công trình biển, Kỹ thuật Dầu khí, Kỹ thuật Dệt may, Kỹ thuật Điện – Điện tử, Kỹ thuật Điện tử, Kỹ thuật Điều khiển tự động, Kỹ thuật Hạ tầng cơ sở, Kỹ thuật Hàng hải, Kỹ thuật Hàng không
- Khối ngành Công nghệ: Công nghệ Chế biến dầu mỏ, Công nghệ Chế biến Lâm sản, Công nghệ Kiến trúc, Công nghệ Kỹ thuật cơ điện, Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông, Công nghệ Kỹ thuật Hóa học, Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Công nghệ luyện kim, Công nghệ năng lượng và Quản lý hệ thống năng lượng, Công nghệ robot, Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ Sinh học
- Khối ngành Y Dược: Dược, Điều dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật y học, Nhi khoa, Răng hàm mặt, Vật lý trị liệu, Xét nghiệm y học dự phòng, Y đa khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Y tế công cộng.
- Khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn: Báo chí, Chính trị học, Địa lý học (xã hội), Hành chính học, Kinh tế Chính trị, Luật, Ngành Quan hệ Quốc tế, Tâm lý học, Xã hội học, Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Công tác Xã hội; Triết học, Ngôn ngữ học, Văn học, Hán Nôm, Lịch sử, Việt Nam học, Đông phương học, Ngành Quốc tế học.
- Khối ngành Ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Trung,…
- Khối ngành Sư phạm: Giáo dục chính trị, Giáo dục Đặc biệt, Giáo dục mầm non, Giáo dục quốc phòng an ninh, Giáo dục Tiểu học, Quản lý Giáo dục, Sư phạm Ngữ Văn, Sư phạm Toán, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Tin học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Địa lý, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp, Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Tiếng Anh, Sư phạm Tiếng Pháp, Tâm lý Giáo dục.
- Khối ngành Kinh tế & Quản lý: Kinh tế, Hệ thống thông tin kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Luật Kinh doanh, Kinh doanh thương mại, Quản trị nhân lực, Quản lý công nghiệp.
‼ Lưu ý 2: CHỌN TRƯỜNG MẠNH VỀ ĐÀO TẠO NGÀNH ĐÓ
Chọn như vậy, giúp các em có độ sâu kiến thức chuyên môn ngành nghề. Chẳng hạn, nếu các học khối Kinh tế – Quản lý thì em phải chọn trường nghe nó “kinh tế” hay “kinh doanh” một chút như ĐH Thương mại, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, HV Ngân hàng ở phía Bắc, hay các trường như: ĐH Kinh tế Tp.HCM, ĐH Tài chính Marketing, Đại học Ngân hàng Tp.HCM, ĐH Kinh tế – Luật (ĐHQGTPHCM) ở phía Nam.
Việc các em chọn học ngành học ở một trường không có thế mạnh đào tạo ngành đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của các em sau này.
- Khối ngành Văn hóa – Nghệ thuật: Âm nhạc học, Bảo tàng, Biên đạo múa, Biên kịch điện ảnh – truyền hình, Biên kịch sân khấu, Biểu diễn nhạc cụ dân tộc, Chỉ huy âm nhạc, Công nghệ Điện ảnh truyền hình, Đạo diễn điện ảnh, Đạo diễn sân khấu, Diễn viên sân khấu kịch hát, Điêu khắc, Đồ họa ứng dụng, Đồ họa, Hội họa, 11. Khối TDTT. Dựa vào sở thích, năng lực, năng khiếu và nhu cầu xã hội, sau khi các em chọn được cho mình 2, 3 ngành phù hợp nhất thì bắt đầu tìm hiểu xem những ngành này thì trường nào đào tạo. Do quy chế cho phép đăng ký xét tuyển dựa trên kết quả học tập (học bạ) và kết quả thi THPT Quốc gia nên các em rất thuận lợi để chọn cho mình những trường phù hợp nhất, tốt nhất với điểm số xét tuyển của mình.
‼ Lưu ý 3: NÊN CHỌN NGÀNH CỤ THỂ – ĐỪNG CHỌN NGÀNH CHUNG CHUNG
Nhiều bạn chọn ngành học chung chung, cái gì cũng biết một ít nhưng không sâu, chuyên môn không có thì rất nguy hiểm. Còn cụ thể như thế nào thì tự mỗi bạn nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng nhé. Thường các bạn học ngành chung chung, khi ra trường sẽ rất mông lung trong việc định hướng công việc cụ thể.
‼ Lưu ý 4: TÌM HIỂU KỸ TÍNH CHẤT CỦA CHUYÊN MÔN XEM BẢN THÂN CÓ THẤY THÍCH VÀ PHÙ HỢP KHÔNG RỒI HÃY CHỌN
Chọn ngành nào thì nên đọc về ngành đó kỹ một chút, xem mình có thấy hứng thú, thấy thích nó thì hãy chọn. Ví dụ:
– Quản trị nhân lực thì làm việc với con người nhiều, thiên về công việc nhìn nhận, đánh giá thái độ, tính cách, năng lực của người khác; điều hòa các mối quan hệ; phù hợp với những bạn EQ cao, nhạy cảm, tâm lý, sâu sắc.
– Marketing thì cần năng động, sáng tạo, thích kinh doanh.
– Kế toán – kiểm toán thì cần người thích các con số, chi tiết, cẩn thân, tỉ mỉ…
‼ Lưu ý 5: CHỌN TRƯỜNG CÓ MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP TỐT VÀ NĂNG ĐỘNG
Môi trường ở đây là tổng hợp về danh tiếng, giảng viên, sinh viên, hoạt động ngoại khóa… Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, dù học ngành gì và làm việc ở đâu cũng đòi hỏi sự năng động, sáng tạo của các em trong công việc. Vì vậy, việc lựa chọn môi trường học tập tốt sẽ giúp các em không chỉ lĩnh hội tri thức mà còn hoàn thiện bản thân trên cả các phương diện: thái độ, kỹ năng,.. Môi trường học tập tốt và năng động còn giúp các em hăng say hơn trong học tập và tham gia các hoạt động ngoại khóa.
Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những điều bổ ích cho các em trong mùa xét tuyển đại học 2020.
Ban truyền thông – bắn cá h5 .