Chứng chỉ hành nghề Dược được xem là giấy thông hành của người học Dược, dù bạn học trường nào, hệ trung cấp Dược, Cao đẳng Dược hay Đại học chuyên ngành Dược thì đều cần phải có chứng chỉ hành nghề. Bởi đây là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người do đó khi có chứng chỉ hành nghề các Dược sĩ sẽ đủ tư cách làm việc và theo đuổi trọn đời với nghề Dược.
Những vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược
Tại Điều 11 Luật Dược 2016 quy định về vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược như sau:
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
– Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
– Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược
Tại Điều 13 Luật Dược 2016 quy định về điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược như sau:
Điều kiện về bằng cấp chứng chỉ hành nghề dược năm 2023
– Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:
+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (Bằng dược sỹ);
+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;
+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;
+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;
+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học;
+ Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;
+ Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;
+ Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y;
+ Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;
+ Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;
+ Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.
Việc áp dụng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận quy định tại điểm l khoản 1 Điều 13 Luật Dược 2016 quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của Nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ.
Điều kiện về thời gian thực hành
– Không yêu cầu thời gian thực hành nhưng phải cập nhật kiến thức chuyên môn dược: Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dược.
– Được giảm thời gian thực hành: Người có trình độ chuyên khoa sau đại học phù hợp phạm vi hành nghề.
– Theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế: Người có giấy chứng nhận về lương y, lương dược, bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền cấp trước 01/01/2017.
Thủ tục xin chứng chỉ hành nghề Dược
Để xin chứng chỉ hành nghề dược, người có yêu cầu cần thực hiện theo thủ tục sau đây:
Hồ sơ
– Đơn đề nghị cấp có ảnh chân dung chụp trong thời gian không quá 06 tháng của người đề nghị cấp chứng chỉ.
– Văn bằng chuyên môn (bản sao).
– Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ.
– Giấy xác nhận về thời gian thực hành chuyên môn (nếu có – do người đứng đầu cơ sở nơi người đó thực hành cấp).
– Giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược nếu bị thu hồi chứng chỉ hành nghề.
– Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hạn (bản sao chứng thực).
– Phiếu lý lịch tư pháp.
(căn cứ Điều 24 Luật Dược đang có hiệu lực).
Cơ quan cấp
Căn cứ Điều 23 Luật Dược, tuỳ vào từng hình thức xin chứng chỉ hành nghề dược để nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền:
– Xét cấp chứng chỉ hành nghề dược: Giám đốc Sở Y tế.
– Thi cấp chứng chỉ hành nghề dược: Bộ Y tế.
Thời gian giải quyết
Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề dược là 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Nếu không cấp thì cơ quan này phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do vì sao không cấp chứng chỉ hành nghề dược cho người có yêu cầu.
BẮN CÁ H5
bắn cá h5 được Bộ LĐTB&XH lựa chọn 3 ngành: DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG – HỘ SINH là 3 ngành trọng điểm quốc gia;
Đăng ký dự tuyển ngay: TẠI ĐÂY
Địa chỉ:
- Tại Hà Nội: Số 225 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Tại Bắc Ninh: Khúc Toại, Khúc Xuyên, TP Bắc Ninh
- Hotline: 0963.918.333