Đến năm 2020, trung bình mỗi người Việt Nam sẽ chi 85 USD (khoảng 2 triệu VND) một năm tiền thuốc.
Nghiên cứu thị trường mới đây của Ngân hàng Thế giới đã dự báo: tính đến năm 2020, thị trường ngành y tế dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp ba lần kể từ năm 2010. Nghiên cứu cũng cho biết, thị trường chăm sóc sức khỏe Việt Nam sẽ sớm vượt qua các quốc gia trong khu vực như Malaysia, Thái Lan và Indonesia.
Tăng trưởng kinh tế và dân số đang thúc đẩy nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên khắp đất nước Việt Nam, đặc biệt là hai trung tâm kinh tế Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính phủ đang tài trợ cho các bệnh viện công cấp tỉnh để nâng cấp cơ sở vật chất và mở các khoa mới, đáp ứng điều trị chuyên khoa. Những phát triển như vậy đang tạo ra cơ hội mới cho các thiết bị y tế tại Việt Nam.
Thị trường y tế và thiết bị y tế Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Theo Business Monitor International (BMI), chi phí chăm sóc sức khỏe của người Việt Nam ước tính đạt khoảng 16,1 tỷ USD trong năm 2017, chiếm 7,5% GDP. BMI dự báo chi tiêu y tế sẽ tăng lên 22,7 tỷ USD vào năm 2021, ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) khoảng 12,5% từ năm 2017 đến năm 2021.
Trong giai đoạn 2011-2015, Việt Nam là một trong những thị trường dược phẩm tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á. Các chuyên gia cho rằng tốc độ tăng trưởng này sẽ còn được duy trì trong 20 năm tới. Giá trị thị trường chung của ngành trong năm 2015 vào khoảng 4,2 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt 10 tỷ USD vào năm 2020.
Trước khi được bán tại Việt Nam, các loại thuốc phải được đăng ký với Bộ Y tế. Bộ Y tế sẽ cấp giấy phép tiếp thị, thường có hiệu lực trong 5 năm. Hết 5 năm, sản phẩm phải được đăng ký lại.
Chi tiêu cho dược phẩm bình quân đầu người là 44 USD vào năm 2015. Ước tính con số này sẽ tăng gấp đôi lên 85 USD vào năm 2020 và tăng gấp bốn lần lên mức 163 USD vào năm 2025.
Chính phủ khuyến khích nhập khẩu thiết bị y tế vì sản xuất trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu. Thiết bị y tế nhập khẩu hưởng mức thuế nhập khẩu thấp và không có hạn chế hạn ngạch. Tuy nhiên, các thiết bị này phải tuân thủ các yêu cầu về quy định và cấp phép của Bộ Y tế. Chỉ những công ty có pháp nhân kinh doanh đăng ký tại Việt Nam và có giấy phép nhập khẩu mới đủ điều kiện để phân phối thiết bị y tế.
Tăng trưởng kinh tế, thu nhập, dân số và quá trình đô thị hóa, cùng với già hóa dân số là nguyên nhân gây ra sự tăng trưởng nhanh chóng của nhu cầu dược phẩm tại Việt Nam. Mặt khác, một số tác động tiêu cực như ô nhiễm, mất vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc điều kiện sống và làm việc không an toàn cũng khiến người dân phải chi cho thuốc thang nhiều hơn.
BMI đưa ra lời khuyên: nếu Việt Nam mong muốn hiện đại hóa hệ thống chăm sóc sức khỏe để tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh trong những năm tới, khu vực đầu tiên cần cải thiện là mạng lưới bệnh viện.
Hiện đại hóa các bệnh viện sẽ đòi hỏi đầu tư và tài trợ lớn, Việt Nam cần phải huy động nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau: cả nhà nước, tư nhân và các công ty nước ngoài. Hiện nay, ngành Y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong nước vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của người dân. Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe Cộng đồng ước tính, mỗi năm có khoảng 40.000 bệnh nhân Việt Nam ra nước ngoài khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.
– Theo Báo Người đồng hành –
>>> Học ngành Điều dưỡng ra trường sẽ làm gì?
>>>Học ngành Dược ra trường sẽ làm gì?
>>>8 lý do bạn nên học ngành Y – Dược.
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN CAO ĐẲNG CHÍNH QUY TẠI ĐÂY
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
BẮN CÁ H5
Website:43hr.com
Facebook: – Hotline:0963 918 333