Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày Nhà giáo là một ngày lễ quan trọng, quen thuộc, tuy nhiên không phải ai cũng biết về lịch sử và ý nghĩa ngày 20/11. Sau đây, cùng tìm hiểu về lịch sử ra đời ngày 20/11 nhé!

ban ca h5

Vào tháng 01/1946, tại Paris, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ đã ra đời với tên gọi là FISE (Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – Liên hiệp Quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949 tại Hội nghị quốc tế Vacsava, FISE đã xây dựng bản Hiến chương các nhà giáo gồm 15 chương. Nội dung hiến chương tập trung vào việc đấu tranh chống lại hệ thống giáo dục tư bản, phong kiến; xây dựng một nền giáo dục tiến bộ, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các nhà giáo.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Công đoàn Giáo dục Việt Nam liên kết với FISE để tố cáo âm mưu xâm lược của đế quốc đối với nhân dân ta, đồng thời giới thiệu thành tích của nền giáo dục cách mạng. Vào mùa xuân năm 1953, dưới sự hướng dẫn của Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tham gia hội nghị FISE tại Viên (Áo) và trở thành thành viên của tổ chức này.

Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, hội nghị FISE với sự tham gia của 57 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã quyết định chọn ngày 20 tháng 11 làm Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Lần đầu tiên, vào ngày 20/11/1958, ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên khắp miền Bắc nước ta. Ngày 28/9/1982, theo nghị định của ngành Giáo dục, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 167 – HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam, chính thức xác định ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam. Từ đó đến nay, ngày này trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh và tri ân những người làm công tác trồng người.